Điều hòa là 1 trong những dòng thiết bị quen thuộc và cần thiết của các gia đình, văn phòng vào mùa hè. Tuy nhiên, quen thuộc là thế nhưng bạn cũng nên trang bị cho mình một chút kiến thức về điều hòa để có thể tự mình xử lý sự cố, không rơi vào các mánh khoé, gây tốn kém chi phí.
1. Điều hòa không chạy
Nếu mở điều hòa vẫn lên nguồn mà không thấy nó chạy thì đừng vội gọi thợ sửa điều hoà, việc bạn cần làm lúc này là kiểm tra nguồn điện xem có vào chưa. Có nhiều khi vì trời quá nóng, nhà ai cũng sử dụng quạt, điều hòa,… dẫn đến hệ thống điện bị quá tải nên hỏng cầu chì hoặc nhảy Attomat. Hoặc đơn giản chỉ là điều khiển nhà bạn bị hết pin.
Nếu sau khi kiểm tra các nguyên nhân thông thường mà điều hòa chưa chạy, lúc này hãy gọi thợ đến kiểm tra để bảo đảm an toàn đồng thời phân bổ lại khoảng thời gian và lượng dùng trong gia đình bạn để tránh quá tải.
2. Khả năng làm lạnh của điều hòa kém
Đây là 1 trong những tình trạng thường xuyên xảy ra của điều hòa sau khi đã sử dụng được 1 thời gian. Đừng quá lo lắng, bạn hãy tắt điều hòa đi và bảo dưỡng lại máy điều hòa cẩn thận. Sau 1 thời gian dài sử dụng, cánh quạt trong điều hòa thường bị tắc nghẽn bởi bụi và trở nên ì ạch. Bạn chỉ cần tháo phần quạt hút gió và mang đi rửa, lau khô và mang lắp lại là được.
Nếu làm xong những bước này rồi mà bạn vẫn thấy phòng nóng như cũ thì nên kiểm tra xem rèm che nắng, các cửa đã đóng hết chưa. Ánh nắng chiếu qua khung cửa kính còn tăng nhiệt độ tới 2 – 3 lần bình thường. Các cửa cũng phải đóng kín vì nếu không nhiệt độ phòng sẽ tỏa ra bên ngoài. Sự chênh lệch nhiệt độ khiến phòng ngày càng nóng mà còn tốn điện nữa
Ngoài ra, có thể do phòng bạn quá rộng còn điều hòa thì có công suất nhỏ và nếu vậy thì đương nhiên, điều hòa sẽ cần một khoảng thời gian để làm mát chứ không thể nào mát ngay được. Tuy vậy, để tránh tình trạng này, bạn cần cân nhắc và tính toán, lựa chọn dòng điều hòa trước khi mua để công suất phù hợp với diện tích không gian sử dụng.
3. Điều hòa tự tắt bật liên tục nhiều lần
Sau khi sử dụng điều hòa một thời gian dài mà không vệ sinh, thì bụi bẩn sẽ bám dính trên dàn lạnh, làm tắc nghẽn các đường ống dẫn, gây cản trở hoạt động bình thường của thiết bị, dẫn đến máy bị ngắt điện liên tục khi đang sử dụng. Ngoài ra, hiện tượng đóng tuyết ở dàn lạnh cũng là một trong những nguyên nhân gây tắt máy.
Lúc này, bạn hãy vệ sinh toàn bộ điều hòa để nó được thông thoáng. Cùng lúc đó, bạn có thể tranh thủ bảo dưỡng điều hòa để máy chạy trơn tru hơn.
Ngoài ra những nguyên nhân như nguồn điện quá tải, lỗi cảm biến đo nhiệt độ gas, hay điều hòa hoạt động quá tải cũng là những nguyên nhân gây nên hiện tượng này.
4. Tiếng ồn điều hòa lớn
Nếu điều hòa nhà bạn gặp phải tình trạng này, hãy kiểm tra lại ở phía giàn nóng. Bởi, nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do dư gas, máy nén có thiết bị nào đó bị hư, hay bulong, đinh vít bị lỏng.
Để khắc phục tình trạng này, bạn cần rút bớt lượng gas đã sạc của điều hòa bằng cách xả gas ra ngoài bằng khóa lục giác nằm ở phía cuối của giàn nóng.
Sau đó, bạn kiểm tra máy nén và vặn chặt các bulong, đinh vít rồi tháo các tấm bị rung chuyển ra để nó không va chạm vào hệ máy, dễ gây tiếng ồn.
5. Điều hòa chảy nước
Điều hòa nhiệt độ thực tế là thiết bị tạo nên sự ngưng tụ nước liên tục. Lượng nước này thường được dẫn ra ngoài bằng ống nhựa hoặc cao su để làm mát không gian. Tuy nhiên, nếu điều hòa bị chảy nước thì gây ra rất nhiều phiền toái khi sử dụng, đặc biệt đối với những gia đình trẻ hiện nay hầu hết đều lựa chọn kiểu thiết kế mặt sàn gỗ (hoặc giả gỗ).
Để khắc phục điều này, đầu tiên bạn cần vệ sinh dàn lạnh, sau đó bạn có thể chỉnh lại ống thoát nước và tạo độ dốc nhất định để nước có thể thoát ra. Nếu sau đó, điều hòa vẫn cứ chảy nước thì bạn nên tháo mặt lạnh ra và dùng chiếc que nhỏ, dài để thông lỗ thoát của máng và vệ sinh luôn mặt lạnh.
Xem thêm: Dịch vụ sửa chữa điện tại nhà uy tín
6. Gió thổi ra khỏi dàn lạnh có mùi hôi
Nếu bất chợt gió từ điều hòa thổi ra có mùi hắc của gas thì dàn lạnh đã bị xì gas rồi. Trước tiên, tắt hết máy và mở cửa phòng và tiến hành kiểm tra lại ống gas.
Trường hợp gió có mùi hôi như nhà vệ sinh. Có thể ống nước xả dàn lạnh nối trực tiếp với hệ thống ống nước xả nhà vệ sinh. Hoặc hố gas không có bẫy hơi. Vì thế, nó đi ngược vào dàn lạnh gây mùi. Lúc này, bạn nên để ống nước xả dàn lạnh và hệ thống ống nước xả nhà vệ sinh cách hẳn nhau ra.
Ngoài ra, với những trường hợp gió có mùi nấm mốc thì chắc là do lâu ngày bạn không dùng nên có nấm mọc trong dàn lạnh rồi. Vì thế, bạn nên nhanh chóng tháo ra và vệ sinh vì nấm mốc vốn không tốt cho sức khỏe.
7. Máy không lạnh hoặc lúc lạnh lúc không
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Bạn có thể kiểm tra những nguyên nhân sau:
– Kiểm tra lại chế độ hoạt động trên điều khiển xem đã đúng chưa. Chế độ đúng phải là Cool hoặc Auto.
– Quạt của dàn nóng máy lạnh đang gặp phải sự cố. Bạn hãy kiểm tra chúng trong vòng 10 – 20 phút. Nhiều trường hợp quạt máy lạnh không chạy sẽ dẫn đến máy nén máy lạnh bị hỏng.
– Máy nén của máy lạnh bị hỏng. Nếu quạt dàn nóng chạy nhưng máy nén không chạy. Ta cần phải được sửa chữa và thay thế ngay mới.
– Điều hòa của bạn đã sắp hết gas. Với điều hoà, phải có khí gas thì máy lạnh mới có thể thực hiện chế độ làm lạnh được. Nếu máy lạnh hoạt động không ổn định, bạn hãy kiểm tra bằng cách quan sát ống nối được dẫn vào dàn nóng của máy lạnh.
Đây là những lỗi thường gặp khi sử dụng điều hòa vào mùa nắng nóng cũng như cách khắc phục tại nhà.
Trong trường hợp ngược lại, tất nhiên bạn nên gọi thợ sửa chữa rồi nhưng nếu điều hòa nhà bạn vẫn còn hạn bảo hành thì hãy liên hệ với trung tâm kỹ thuật của hãng để được nhận hỗ trợ bảo hành miễn phí. Nếu không, trước khi gọi thợ, bạn hãy thử tham khảo nhiều nơi để tránh tình trạng thợ sửa chữa “hét giá”, tốn kém chi phí không đáng có