2. Nguyên nhân chập điện
1. Chập mạch điện
Đây là hiện tượng thường xuyên xảy ra và chiếm tỉ lệ cao nhất do các dây pha khi tiếp xúc với nhau hoặc dây lửa tiếp đất làm giảm điện trở. Điều này dẫn đến dòng điện trong dây dẫn bỗng dưng biến đổi, tăng lên một cách đột ngột làm cháy hệ thống và các thiết bị điện.
2. Các mối nối dây điện, thiết bị lỏng hay bị hở
Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chập nguồn điện. Trong trường hợp này sẽ có những tia lửa điện được phóng ra qua môi trường không khí và gây hiện tượng cháy. Điều này sẽ xảy ra khi mà các dây nối không được liền mạch hoặc là các mối nối không tốt dẫn tới chập điện.
3. Nguồn điện bị quá tải
Trường hợp mạch điện bị quá tải là khi bạn sử dụng những thiết bị có công suất lớn và dùng với tần suất cao như máy lạnh, lò vi sóng…Chính vì thế mà khiến cho dòng điện không chịu được tải trọng dẫn đến hiện tượng chập cháy.
4. Sử dụng các thiết bị sinh nhiệt dễ cháy
Nếu bạn đang sử dụng các thiết bị có tính sinh nhiệt cao như bàn là, máy sấy thì cũng nên cẩn thận. Bởi đây là những thiết bị thường rất dễ cháy. Nếu bạn sử dụng không cẩn thận cũng có thể là mối nguy hại dẫn tới chập cháy hệ thống điện của gia đình.
5. Sử dụng phích cắm hoặc ổ cắm sai cách
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho việc chập cháy xảy ra với các thiết bị điện khi không sử dụng đúng cách hoặc sử dụng phích cắm, ổ cắm không tương thích với thiết bị điện của bạn.
6. Hiện tượng phóng điện do sét
Là sự va chạm với nhau của những nhóm năng lượng có điện tích âm ( -) với nhóm có dương ( +) tạo nên các tia sét. Các tia sét này được cho là sức nóng của chúng tương đương với sức nóng của mặt trời. Tia sét được phóng lên từ các vật có năng lượng là những loại cây cối hoặc những đồ vật, thiết bị có thể dẫn điện.
⇒ Có thể bạn muốn biết: Sửa điện nhà và các thông tin hữu ích
3. Cách kiểm tra chập điện
Bạn có thể ngăn chặn hiện tượng chập cháy xảy ra khi mà bạn có thể kiểm tra chúng. Vậy có cách nào để kiểm tra không? Nếu có thì thực hiện như thế nào? Dưới đây là những cách giúp bạn có thể kiểm tra và tránh hiện tượng chập cháy xảy ra. Tuy nhiên với các đường dây đi kiểu âm tường sẽ khó hơn chút. Bạn có thể sử dụng cách sau:
A. Cách kiểm tra chập điện bằng bút thử điện
Bạn có thể kiểm tra bằng cách sử dụng bút thử điện đối với những đường dây đi ngầm. Bạn chỉ cần xác định được những vị trí đã lắp dây và di chuyển xung quanh tường.
Khi bút thử điện hiện thông báo màu đỏ ở chỗ nào là bạn sẽ ngắt nguồn điện tại khu vực đó. Sau khi đã xác định được rồi thì có thể thực hiện những biện pháp khắc phục.
B. Cách kiểm tra chập điện bằng đồng hồ vạn năng
Đây là thiết bị đo điện có thể dễ dàng kiểm tra điện trở hay điện áp của nguồn điện. Bạn có thể lựa chọn những loại đồng hồ đo chất lượng cao để có thể kiểm tra được một cách chính xác.
Cách kiểm tra chập điện bằng đồng hồ vạn năng như sau:
- Bước 1: Bạn cần rút dây điện khỏi ổ cắm điện.
- Bước 2: Bạn chọn thang đo liên tục ở đồng hồ vạn năng. Tiếp đó, bạn đặt hai que đo vào ổ cắm để kiểm tra dây điện có thông mạch hay không.
Nếu thông mạch sẽ có tiếng âm thanh báo “bip”. Nếu không có, tức là dây điện đã bị đứt ngầm.
- Bước 3: Bạn kiểm tra mạch điện bị hở bằng cách dùng que đo của đồng hồ chạm dây có dòng xoay chiều của dây nguồn.
- Bước 4: Nếu nguồn điện được kết nối thì thiết bị sẽ thông báo bằng tiếng bíp, ngược lại sẽ không có âm thanh thông báo. Khi đó, bạn sẽ cần phải thay cáp nguồn mới.
C. Cách khắc phục sự cố chập điện
Khi gặp phải sự cố cháy chập điện thì bạn có thể làm theo những hướng dẫn sau đây để đảm bảo an toàn cho cả người và tài sản trong nhà. Các bước thực hiện cụ thể:
Bước 1: Ngắt cầu dao
Khi tình trạng cháy chập xảy ra thì việc đầu tiên bạn cần làm đó là giữ bình tĩnh sau đó ngắt ngay cầu dao tổng của hệ thống điện trong nhà. Điều này giúp hạn chế được ảnh hưởng của sự cố tới các thiết bị điện khác. Sau đó nhanh chóng gọi điện cho đội cứu hỏa gần đó để kịp thời xử lý khắc phục.
Bước 2: Tìm cách dập lửa
- Trong trường hợp nguồn điện chưa ngắt: Bạn phải sử dụng những vật dụng có khả năng cách điện. Để có thể tiếp cận cũng như gạt bỏ đi những vật dụng dễ cháy xung quanh. Tuyệt đối không được dùng kim loại hay nước để xử lý trong tình huống này.
- Trong trường hợp nguồn điện đã được ngắt: Hãy cố gắp dập lửa càng nhanh càng tốt. Bằng cách sử dụng những vật dụng như các bình chữa cháy. Hay bao tải ẩm, đất, cát….
Bước 3: Tìm nguồn lửa còn sót lại
Sau khi đã khống chế được phần nào ngọn lửa để chúng không lan ra thì hãy thử tìm kiếm xem lửa còn đang cháy ở khu vực nào nữa không. Để tiếp tục tiến hành dập hoàn toàn.
4. Những lưu ý khi khắc phục sự cố chập điện
Có một số lưu ý mà bạn cần nhớ khi khắc phục sự cố để đảm bảo an toàn cho bản thân:
- Dây điện được sử dụng ở bên ngoài phải cách xa nhau tầm 0.25 m. Các mối nối dây dẫn vào thiết bị phải kín, không hở và không tiếp xúc vào thiết bị. Hãy dùng băng keo cách điện bọc kín mối nối.
- Khi sử dụng phải lựa chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với công suất của thiết bị. Tránh sử dụng các thiết bị điện có công suất cao vượt quá khả năng chịu tải của thiết bị.
- Kiểm tra điện áp của thiết bị sử dụng điện định kỳ, thay vỏ bọc và thay thế ổ cắm. Nếu có tình trạng này cần sửa chữa ngay.
- Dùng cầu chì hoặc aptomat để trang bị cho đường dây điện chính. Khi mua, bạn cần lựa chọn những loại ổ cắm điện và phích cắm tốt, tương thích với nhau và cách điện tốt.
5. Có nên tự ý xử lý chập điện tại nhà không?
Nếu xảy ra sự cố chập điện tại gia đình, bạn nên nhanh chóng ngắt tất cả nguồn điện trong gia đình. Nhằm tránh gây tai nạn và sơ tán mọi người đến nơi an toàn. Nếu không có kinh nghiệm và chuyên môn bạn không nên xử lý chập điện tại gia đình.
Bạn không chắc chắn thì có thể gọi điện cho thợ điện tới nhà để tiến hành kiểm tra. Và có thể xử lý các vấn đề đó cho bạn. Bên cạnh đó bạn cần phải cung cấp cho các thợ điện tình hình, nguyên nhân và các thông tin liên quan. Để họ có thể giúp bạn sửa chữa và khắc phục 1 cách nhanh chóng. Từ đó giúp tiết kiệm thời gian cho đôi bên.
Như vậy Fisthome – Đội thợ sửa điện tại nhà uy tín đã cung cấp cho bạn những thông tin về hiện tượng chập điện cũng như các cách giúp bạn khắc phục để hạn chế rủi ro. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại trong những bài chia sẻ tiếp theo của chúng tôi.